-
-
-
Total payment:
-
Các loại thép dùng trong cơ khí
Posted by Ngô Thanh Nhung at 09/03/2022
Trong ngành xây dựng, thép từ lâu đã trở thành vật liệu không thể thiếu trong mỗi công trình bởi tính chống chịu, độ đàn hồi cao cùng nhiều ưu điểm vượt trội khác. Vậy đâu là tiêu chuẩn của thép sử dụng trong cơ khí và các loại thép dùng trong cơ khí là gì? Hãy cùng Myvietgroup.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
DANH MỤC NỘI DUNG |
1. Tiêu chuẩn thép dùng trong cơ khí 2.1. Phân loại dựa theo thành phần hoá học |
1. Tiêu chuẩn thép dùng trong cơ khí
Hiện nay, thép dùng trong cơ khí là sản phẩm đang được sử dụng rộng rãi và có ứng dụng đa dạng trong sản xuất cũng như trong đời sống. Để phù hợp với nhu cầu sử dụng, chất lượng sản phẩm, mỗi loại thép được đưa ra thị trường cần đáp ứng những tiêu chuẩn cơ bản dưới đây:
- Độ bóng: Mỗi sản phẩm thép dùng trong cơ khí đều cần đảm bảo được được độ bóng đẹp, nhẵn mịn, mối hàn không bị hỏng, không han gỉ hay rỗ. Chất thép nhẵn mịn giúp độ bền cao hơn và tránh gặp các hiện tượng oxy hóa, han gỉ.
- Độ đàn hồi, độ cứng: Đây là tiêu chí hàng đầu, quan trọng nhất mà mỗi sản phẩm thép cơ khí cần đạt được. Độ đàn hồi của thép có đặc tính chống mài mòn, kháng mỏi, gia tăng độ dẻo dai, bền bỉ của thép.
- Đa dạng về chủng loại: Sản phẩm thép có rất nhiều loại khác nhau đa dạng về kích thước, mẫu mã để phù hợp với từng công trình và các mục đích sử dụng khác nhau.
2. Phân loại thép cơ khí
Tuỳ theo nhu cầu cũng như mục đích sử dụng, thép cơ khí được phân thành 2 loại dựa theo thành phần hoá học và dựa theo công dụng.
2.1. Phân loại dựa theo thành phần hoá học
Thép là sản phẩm được kết hợp giữa 2 thành phần chính là Sắt và Cacbon. Ngoài ra thép còn có hàm lượng các nguyên tố khác như CR, Ni, Cu,... Bởi vậy, khi phân loại dựa theo thành phần hoá học, chúng ta có thể chia thành 2 loại chính là thép Cacbon và thép hợp kim
Thép Cacbon: Cacbon là nguyên tố chính, quan trọng nhất, quyết định tính chất và công dụng của thép. Cacbon có tác dụng làm giảm độ dẻo và độ dai khi va đập, giúp tăng khả năng chống chịu, bền bỉ của thép. Tuỳ theo phần trăm Cacbon trong thép mà có thể chia làm 4 nhóm Cacbon:
- Thép Cacbon thấp (không quá 0.25%): thép có độ dẻo, dai nhất định nhưng độ bền và độ cứng thấp
- Thép Cacbon trung bình (từ 0.3% đến 0.5%): thép có thể chịu tải trọng tĩnh và chịu sức va đập cao
- Thép Cacbon tương đối (từ 0,55% đến 0,65%): thép loại này có tính đàn hồi cao, độ bền lớn, thích hợp ứng dụng làm lò xo.
- Thép Cacbon cao ( 0,7% cacbon): có độ cứng, độ bền cao, thích hợp để làm dụng cụ đo, khuôn dập,...
Thép hợp kim: Khác với thép Cacbon, thép hợp kim có độ bền cao hơn hẳn, nhất là sau khi đã tôi luyện. Thép hợp kim được chia làm 3 loại là hợp kim thấp, trung bình và cao với phần trăm hợp kim trong thép lần lượt là: không quá 2,5%, từ 2,5% đến 10% và cao hơn 10%.
Lưu ý: Các hợp chất như Mn, Si là nguyên tố có lợi cho thép, có công dụng khử khuẩn, chống oxy hoá.
2.2. Phân loại dựa theo công dụng
Nhờ vào đặc tính sở hữu độ cứng cao, thép hợp kim được ưa chuộng sử dụng trong hơn cả ví dụ như: thép mạ kẽm Vitek, thép hộp mạ kẽm, thép ống mạ kẽm,...Theo đó, chúng ta có thể chia thép hợp kim thành các nhóm như sau:
Thép hợp kim kết cấu: Đây là loại thép có chứa khoảng 0,1% - 0,85% và hàm lượng nguyên tố hợp kim thấp. Thép có độ cứng cao, có khả năng chống mài mòn và có đặc tính đàn hồi nên được ứng dụng chế tạo các chi tiết chịu trọng tải cao.
Thép hợp kim dụng cụ: Đây là loại thép có độ chống mài mòn, độ cứng cao, sau khi được nhiệt luyện. Hàm lượng Cacbon trong hợp kim dụng cụ khoảng 0,7% - 1,4%, có nhỉnh hơn so với hợp kim kết cấu. Ngoài ra, hàm lượng tạp chất Lưu huỳnh và Phốt pho không đáng kể (ít hơn 0,025%).
Thép hợp kim dụng cụ tuy có độ cứng cao khi nhiệt luyện nhưng có khả năng chịu nhiệt không cao nên được ứng dụng làm dụng cụ như: đục, dũa, dụng cụ đo hay khuôn dập các loại,...
Thép gió: Thép gió có các thành phần nguyên tố sắt, Cacbon, Vonfram, Coban,... có độ cứng, bền cao, chống chịu mài mòn và chịu nhiệt lên tới 650 độ C. Đây là một loại hợp kim đặc biệt được ứng dụng làm dao gọt hay các chi tiết máy phức tạp, có yêu cầu cao.
Thép không gỉ: Đây là loại thép có khả năng chống mài mòn cao nhất với hàm lượng Crom khá cao (trên 12%). Theo nguyên cứu, thép không gỉ được chia thành 4 loại chính gồm: austenit, ferit, austenit-ferit, mactenxit.
Bởi tính năng chống ăn mòn cao nên thép không gỉ được ứng dụng phổ biến trong các môi trường đặc thù như môi trường nước biển hay hoá chất. Hiện nay, dòng thép mạ kẽm Vitek cũng được sử dụng công nghệ tẩy gỉ, đem lại độ bền bền, khả năng chống chịu cao cho sản phẩm.
Xem thêm: Kinh nghiệm chọn mua thép mạ kẽm Vitek
3. Địa chỉ mua thép uy tín tại Việt Nam
Là một trong những đơn vị sản xuất tôn thép uy tín hàng đầu tại Việt Nam, thép Olympic luôn mang đến cho quý khách hàng trải nghiệm sản phẩm tuyệt vời nhất. Tất cả sản phẩm thuộc Mỹ Việt Group như: thép ống, thép mạ kẽm Vitek, thép hộp đều được sản xuất theo quy trình khép kín nghiêm ngặt với dây chuyền hiện đại được nhập khẩu trực tiếp tại châu Âu.
Trải qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, Mỹ Việt Group luôn đề cao phương châm: “luôn hướng đến khách hàng, chính xác, bán hàng linh hoạt, phục vụ tận tình, hậu mãi chu đáo”, từ đây, thương hiệu thép Mỹ Việt cũng dần ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng người tiêu dùng Việt Nam, trở thành đơn vị thân cậy, uy tín cho mọi công trình.
Sản xuất thép Vitek tại nhà máy thuộc công ty Mỹ Việt Group
Để sở hữu sản phẩm thép chính hãng thuộc Mỹ Việt Group, khách hàng có thể tham khảo theo 2 cách dưới đây: liên hệ trực tiếp với đại lý thép Vitek chính hãng hoặc liên hệ theo số tổng đài 0243 733 0886 (số máy lẻ 02) để nhận được tư vấn, giải đáp chính xác từ đội ngũ tư vấn.
Trên đây là thông tin về các loại thép dùng trong cơ khí mà bạn nên biết. Hãy cùng chờ đón những thông tin thú vị khác từ myvietgroup.vn nhé.