-
-
-
Total payment:
-
Chia sẻ cách thi công mái tôn vòm
Posted by Nguyễn Ngọc Bích at 09/03/2022
Mái tôn vòm hiện đang trở thành sự lựa chọn của nhiều người để trang trí cho ngôi nhà hay lắp đặt một số công trình. Vậy mái tôn vòm là gì? Thi công mái tôn vòm như thế nào để đúng chuẩn kỹ thuật, tiết kiệm chi phí? Để giải đáp thắc mắc này hãy cùng Mỹ Việt tìm hiểu bài viết chia sẻ cách thi công mái tôn vòm dưới đây nhé.
Danh mục nội dung |
2. Lý do nên sử dụng mái tôn vòm cho công trình 3. Các bước thi công mái tôn vòm |
1. Mái tôn vòm là gì?
Mái tôn vòm là một dạng của tôn lợp mái được uốn thành dạng vòm. Bộ khung đỡ được làm từ chất liệu sắt hoặc inox, với khả năng chịu lực cao để nâng đỡ phần tôn lợp mái.Tôn vòm được uốn tạo thành các tấm có nếp sóng khác nhau.
Kết cấu mái tôn vòm
Tôn lợp mái vòm có 3 phần chính gồm:
Tấm tôn
Để có được mái tôn chắc chắn thì công đoạn lựa chọn tôn là phần quan trọng nhất mà bạn cần để ý kỹ càng. Tấm tôn sẽ được uốn theo mức độ vật lý để cho ra những kích thước khác nhau tùy thiết kế vì thế nên cân nhắc trước khi lựa chọn.
Khung kèo, thanh đỡ
Phần lớn khung thanh đỡ được làm từ thép để đỡ phần mái và chịu lực. Ở những nơi ít chịu tác động của thiên nhiên, quy mô nhỏ có thể thay khung thanh đỡ bằng inox hoặc sắt để giảm chi phí.
Khung kèo chắc chắn
Các mối nối
Những mối nối chạy dọc theo từng tấm tôn và được cố định lại bằng keo thay vì hàn xì hay đục. Đặc biệt, khi thi công tôn lợp mái vòm, tuyệt đối không được đặt các mối nối trên đỉnh vòm.
>>Xem thêm: Tôn vòm là gì? Phân loại mái tôn vòm
2. Lý do nên sử dụng mái tôn vòm cho công trình
Những ưu điểm mà mái tôn vòm mang đến vượt trội hơn hẳn với những loại mái vòm khác như:
Khả năng uốn cong
Nhờ khả năng này mà việc thiết kế, lắp đặt tôn lợp mái vòm trở nên dễ dàng hơn, tạo được nhiều hình dáng đẹp mắt hơn. Ngoài ra, còn dễ kết nối và lắp ráp, thuận lợi cho thợ thi công trong quá trình vận chuyển.
Cấu tạo từ chất liệu cao cấp
Sản phẩm mái tôn vòm được làm với chất liệu cao cấp hơn những loại tôn bình thường kết hợp với khung kim loại tạo mức độ cứng cáp. Độ cứng nhất định làm cho mái tôn vòm bền tốt trong quá trình che mưa, che nắng.
Khả năng chống chịu tốt
Khung kim loại chịu lực giúp làm giảm sự chịu lực từ những tác động của thời tiết và môi trường, giúp tôn giữ bền ở điều kiện bình thường hoặc trong thời tiết xấu như giông bão, lốc, mưa to gió lớn…
Hiệu quả sử dụng cao
Có thể tạo nhiều khung hình, thiết kế khác nhau phù hợp với nhu cầu sử dụng. Hiện nay, mái tôn vòm có rất nhiều mẫu mã cho khách hàng lựa chọn như mái tôn vòm lăn, mái tôn vòm dập, mái tôn vòm 9 sóng, 5 sóng, mái vòm ngược, mái vòm nóc gió tùy vào sở thích và mục đích sử dụng.
3. Các bước thi công mái tôn vòm
Dưới đây là các bước thi công tôn lợp mái vòm đúng quy trình, tiết kiệm chi phí:
Bước 1
Chuẩn bị các nguyên vật liệu để thi công và số lượng mái tôn cần sử dụng một cách đầy đủ để tiến hành lắp đặt tránh tình trạng thiếu vật liệu giữa chừng làm mất thời gian để tìm vật liệu. Bạn cần tính toán, đo lường cẩn thận và chi tiết các vật liệu cần thiết để đảm bảo không gián đoạn khi lắp đặt.
Tính toán kỹ càng trước khi thi công
Bước 2
Dựa vào bản vẽ đã tính toán kỹ càng trước đó để thi công mái với độ chính xác nhất. Tiếp đến sắp xếp những thanh kim loại đều nhau để tạo khung thanh đỡ chắc chắn, rồi sau đó đặt lên một tấm đệm hơi được làm bằng chất dẻo công nghiệp tại vị trí cần thi công.
Bước 3
Tiến hành tạo khung trên bề mặt rồi dùng bê tông đổ lên phía trên, đợi sau khi vật liệu cô đặc thì dùng dầm kim loại và dây thép để gắn khung thép và dây cáp lại với nhau. Điều này giúp chịu được sức nặng công trình và đảm bảo an toàn khi thi công.
Bước 4
Sử dụng tấm nệm bơm đầy khí để giúp tấm bê tông được nâng lên, cách mà bạn có thể áp dụng để tạo độ cong cho tấm bê tông mà không cần phải dùng quá nhiều lực là kéo sợi dây cáp căng nên để tạo thành một khối thống nhất. Nếu muốn kết thúc tạo hình mái vòm thì thả tấm nệm hơi ra là được.
Bước 5
Sau đó bạn thực hiện phủ lớp thạch cao lên bề mặt mái tôn vòm để giúp tăng thêm tính thẩm mỹ cho công trình, khả năng chịu lực cũng cao hơn và đảm bảo độ bền khi sử dụng.
Bước 6
Cuối cùng tiến hành kiểm toàn diện lại một lần nữa xem còn vấn đề chỗ nào không như vậy sẽ tránh được hư hỏng hơn trong khi sử dụng, tránh tốn kém chi phí không liên quan để sửa chữa.
4. Những lưu ý khi thi công mái tôn vòm
Khi tiến hành thi công tôn lợp mái vòm cần lưu ý những điều sau:
+ Lựa chọn đơn vị thi công uy tín, giá thành cạnh tranh
+ Lựa chọn đơn vị cung cấp các nguyên vật liệu chất lượng, chính hãng
+ Nhờ tư vấn thời gian thi công hợp lý, tránh những ngày mưa thường xuyên làm năng suất thi công, tránh mất các khoản chi phí không đáng có.
+ Tìm hiểu, lựa chọn thiết kế mái tôn phù hợp với công trình, mục đích sử dụng, không làm bừa bãi để tránh phát sinh chi phí không liên quan.
+ Trong quá trình thi công chú ý không kéo lê tôn gây trầy xước, hư hỏng tôn.
+ Cứ khoảng 6 tháng thì rửa tôn một lần bằng nước sạch để tôn giữ được lâu hơn, tránh hỏng hóc, sửa chữa tốn kém tiền bạc.
5. Một số hình ảnh thi công mái tôn vòm
Lắp đặt mái tôn vòm làm mái che sân cầu lông
Mái tôn vòm lắp đặt ở nhà thi đấu tạo điểm nhấn cho công trình
Mái tôn vòm dùng để lợp nhà xưởng
Hy vọng bài viết chia sẻ cách thi công mái tôn vòm trên đã đem lại cho bạn thêm những thông tin hữu ích. Nếu có thắc mắc và câu hỏi muốn giải đáp vui lòng liên hệ HOTLINE 1800 5777 86 (miễn phí cước gọi đến) hoặc Tổng đài 0243 733 0886 (số máy lẻ 02) để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Tags :
cách thi công mái tôn vòm đúng chuẩn,
lắp đắt mái tôn vòm như thế nào,
thi công mái tôn vòm như thế nào