-
-
-
Total payment:
-
Hướng dẫn tắm nước gừng cho bé tại nhà cực đơn giản
Posted by Nguyễn Thanh Xuân at 09/03/2022
Các loại thảo dược lành tính từ lâu đã được áp dụng trong những bài thuốc tắm dành cho trẻ nhỏ và được các mẹ truyền tai nhau với rất nhiều công dụng tuyệt vời, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe cho bé hiệu quả. Tuy nhiên, liệu mẹ đã tắm cho bé đúng cách chưa? Hay có những nguyên tắc quan trọng nào mẹ cần tuân thủ để đảm bảo an toàn cho con? Tất cả sẽ được Mỹ Việt bật mí trong bài viết Hướng dẫn tắm nước gừng cho bé tại nhà cực đơn giản dưới đây, mẹ đừng bỏ lỡ nhé.
1. Trẻ bị cảm có nên tắm không?
Có nên kiêng tắm khi trẻ bị cảm
Một trong những câu hỏi thường gặp nhất ở những bà mẹ có con nhỏ chính là khi trẻ bị cảm có nên kiêng tắm không? Trên thực tế, phương pháp này có thể khiến tình trạng của bé nặng thêm, thậm chí dẫn tới các biến chứng nguy hiểm khác. Cảnh báo này được các chuyên gia giàu kinh nghiệm đưa ra trên có sở khoa học hiện đại, theo đó, việc không vệ sinh cơ thể cho con trong 1 khoảng thời gian dài sẽ khiến bụi bẩn, mồ hôi ở lại trên da, tạo điều kiện cho những vi khuẩn có hại sinh sôi và tấn công hệ miễn dịch vẫn còn non nớt của trẻ, gây nên tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn,... khiến bé khó chịu và thường xuyên quấy khóc, thậm chí có thể dẫn tới tình trạng viêm da rất nguy hiểm. Chính vì vậy, việc vệ sinh đúng cách cho trẻ hàng ngày, ngay cả khi trẻ bị ốm chính là chìa khóa quan trọng giúp bảo vệ con yêu an toàn, đúng cách.
2. Lợi ích tuyệt vời của gừng đối với sức khỏe bé yêu
Không chỉ là loại gia vị có vị cay, tính nóng, gừng được biết đến như 1 vị thuốc với vô vàn công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Bên cạnh khả năng cải thiện tiêu hóa, chấm dứt tình trạng đầy bụng, tiêu chảy,..., gừng còn nổi tiếng với tính kháng khuẩn, chống viêm cực hiệu quả nhờ sở hữu trong thành phần hoạt chất chống viêm Gingerol, hỗ trợ điều trị tốt cả khi dùng làm nước tắm cho trẻ.
Tắm nước gừng tốt cho sức khỏe bé yêu
Theo đó, khi tắm nước gừng, cơ thể bé sẽ được làm ấm, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, giúp kích thích bài tiết mồ hôi, nhờ vậy cải thiện nhanh chóng tình trạng cảm lạnh, đông thời hơi nước gừng bốc lên sẽ giúp lưu thông đường mũi, cải thiện tình trạng sổ mũi, đau đầu và tăng sức đề kháng cho trẻ.
Tham khảo: Trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì? - Vừa nhanh khỏi vừa lành tính
3. Các bước tắm nước gừng cho bé
Với những tác dụng cải thiện sức khỏe tuyệt vời, các mẹ hãy tham khảo ngay hướng dẫn tắm nước gừng cực chi tiết dưới đây và áp dụng ngay cho bé yêu nhà mình nhé.
Đảm bảo nhiệt độ nước tắm cho bé phù hợp
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu và đun nước gừng
Nguyên liệu: Củ gừng tươi rửa sạch hết bụi, đất còn sót lại, cắt nhỏ thành các lát, có thể cho thêm nhánh sả. Cho gừng cắt lát, sả vào nồi nước, đun đến khi sôi, vặn nhỏ lửa, đun thêm khoảng 5 - 10 phút cho tinh dầu gừng hòa tan vào nước.
Bước 2: Tắm nước gừng cho trẻ
- Pha với nước sạch được chuẩn bị sẵn trong chậu sao cho vừa đủ ấm, dùng nhiệt kế đo nhiệt độ khoảng 37 - 38 độ, tránh để nước quá nóng hoặc quá lạnh sẽ gây nguy hiểm cho trẻ.
- Để tránh trơn trượt cho con khi ngồi trong chậu, mẹ hãy đặt 1 chiếc khăn xô dưới đáy chậu, đồng thời đặt con từ từ vào nước tắm để con quen dần với nhiệt độ.
- Trong quá trình tắm, mẹ hãy dùng khăn tắm mềm thấm nước, nhẹ nhàng vệ sinh sạch khắp người con từ trên xuống dưới, đặc biệt là các vùng da ở nách và bẹn.
Bước 3: Tắm lại và giữ ấm cho trẻ
Để tránh cảm giác khó chịu hay những cặn vỏ gừng dính trên da bé sau khi tắm xong, mẹ nên chuẩn bị 1 chậu nước sạch ở nhiệt độ vừa phải và tiến hành tắm lại cho bé. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý không để bé ngâm nước quá lâu ở bước này, sau đó nhanh chóng tráng lại dùng khăn bông mềm lau khô người và mặc quần áo cho trẻ để tránh bị nhiễm lạnh.
4. Lưu ý quan trọng khi tắm nước gừng cho trẻ
Vì sự an toàn của trẻ, trước khi áp dụng tắm nước gừng, ngoài công thức đun nước tắm và hướng dẫn từng bước chi tiết, các mẹ đừng quên tham khảo ý kiến của bác sĩ về tình trạng của con, những lưu ý quan trọng về nhiệt độ nước và thời gian tắm hợp lý.
Mẹ nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ
4.1. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tắm cho bé
Những lời khuyên hữu ích của các bác sĩ dưới đây sẽ giúp mẹ tránh được những sai lầm trong quá trình tắm nước gừng cho bé.
- Không cho trẻ bị sốt uống nước gừng bởi gừng có tính nhiệt, uống lúc bị sốt sẽ khiến thân nhiệt càng tăng cao hơn. Nếu muốn uống nước gừng để chữa cảm lạnh, phải hạ sốt trước. Đặc biệt, trẻ bị cảm nắng tuyệt đối không được uống nước gừng.
- Trẻ ra nhiều mồ hôi không được tắm nước gừng vì sẽ khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi hơn, mất cân bằng âm dương, gây mất nước, mất điện giải, rất có hại cho cơ thể.
- Da trẻ rất nhạy cảm, vì vậy không được sử dụng quá nhiều gừng, nếu không sẽ gây ảnh hưởng xấu đến da.
- Khi tắm nước gừng cần đảm bảo nơi tắm kín gió, bởi khi tắm lỗ chân lông trên da mở ra, có thể khiến gió độc xâm nhập cơ thể, gây cảm lạnh, đặc biệt, không dùng dầu tràm bôi cho trẻ khi tắm nước gừng vì làm như vậy sẽ khiến lỗ chân lông không co lại được, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
4.2. Đảm bảo nhiệt độ nước tắm phù hợp
Khi tắm cho trẻ, mẹ cần kiểm tra nhiệt độ cẩn thận, đồng thời luôn đảm bảo nguồn nước nóng dồi dào để rút ngắn tối đa thời gian tắm, bảo vệ bé khỏi bị nhiễm lạnh. Để làm được như vậy, các mẹ sẽ cần sự hỗ trợ đắc lực đến từ “người cộng sự” bình nóng lạnh, nhất là khi tiến hành tắm nước gừng cho trẻ. Tuy nhiên, với sự phát triển đa dạng của những thương hiệu, mẫu mã bình nóng lạnh trên thị trường hiện nay, câu hỏi được nhiều người tiêu dùng đặt ra hiện nay đó là bình nóng lạnh loại nào thực sự tốt?
Sử dụng bình nóng lạnh Olympic khi tắm cho trẻ
Ghi điểm nhờ cấu tạo cao cấp, hiện đại cùng độ bền vượt trội, bình nóng lạnh gián tiếp với khả năng gia nhiệt nhanh chóng và giữ nhiệt lâu lên tới 48 tiếng chính là lựa chọn hoàn hảo nhất cho mọi gia đình Việt. Tất cả những gì bạn cần làm chính là xoay núm vặn nhẹ nhàng để khởi động bình và điều chỉnh nhiệt độ phù hợp khoảng 15 phút trước khi tắm cho bé, nước sẽ được làm nóng trong thời gian ngắn, giúp tiết kiệm tối đa thời gian đun nước và tắm cho trẻ, đồng thời đảm bảo an toàn điện cho tất cả các thành viên trong gia đình.
4.3. Chú ý thời gian tắm
Khi tắm nước gừng cho trẻ, các mẹ cần đảm bảo không kéo dài thời gian tắm, lý tưởng nhất là khoảng 5 - 10 phút, như vậy, vừa đảm bảo trẻ không bị nhiễm lạnh vừa tránh để da bé bị tổn thương khi phải ngâm quá lâu trong nước gừng.
Hy vọng hướng dẫn tắm nước gừng cho bé tại nhà của Mỹ Việt đã giúp các mẹ nắm được trình tự 3 bước tiến hành và những lợi ích tuyệt vời khi áp dụng phương pháp này cho bé yêu. Đừng quên tham khảo những lưu ý hữu ích trong quá trình tắm nước gừng để đảm bảo an toàn cho con bạn nhé.