icon icon icon

Phân biệt thép cuộn cán nóng và thép cuộn cán nguội

Posted by NGUYỄN MINH TUẤN at 09/03/2022

Thép cuộn cán nóng và thép cuộn cán nguội là hai cái tên không còn xa lạ gì trong lĩnh vực xây dựng, cơ khí và chế tạo máy. Tuy nhiên nhiều người tiêu dùng vẫn không khỏi băn khoăn rằng hai loại thép này có gì khác biệt và liệu họ nên sử dụng loại thép nào cho công trình của mình. Vì vậy, trong bài viết này Mỹ Việt sẽ bật mí cho bạn cách phân biệt thép cuộn cán nóng và thép cuộn cán nguội chi tiết nhất. Hãy tham khảo ngay thôi nào!

Danh mục nội dung

1. Thép cuộn là gì? Hai loại thép cuộn phổ biến hiện nay

    1.1. Thép cuộn cán nóng

    1.2. Thép cuộn cán nguội

2. Thép cuộn cán nóng và thép cuộn cán nguội khác nhau ra sao?

3. Nên chọn thép cuộn loại nào cho công trình?

1. Thép cuộn là gì? Hai loại thép cuộn phổ biến hiện nay

Thép cuộn – vật liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp xây dựng

Thép cuộn – vật liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp xây dựng

Giữa rất nhiều các loại thép khác nhau trên thị trường, thép cuộn nổi bật với hình ảnh những tấm thép sáng bóng được quấn với nhau thành một cuộn tròn khổng lồ. Thép cuộn được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực từ công nghiệp, cơ khí đến xây dựng và thậm chí còn được dùng làm nguyên liệu để tạo ra các loại thép thành phẩm khác. 

Dựa trên công nghệ được sử dụng để sản xuất thép hiện nay người ta chia thép cuộn ra thành 2 loại là thép cuộn cán nóng và thép cuộn cán nguội. 

1.1.Thép cuộn cán nóng 

Thép cuộn cán nóng ở nhiệt độ 1.000 độ C

Thép cuộn cán nóng ở nhiệt độ 1.000 độ C

Để tạo ra thép cuộn cán nóng, trong quá trình sản xuất người ta đưa phôi thép vào máy cán nóng ở nhiệt độ 1.000 độ C. Chính nhiệt độ cao như vậy đã làm biến đổi tính chất của phôi thép và khiến chúng đạt được kích thước và hình dạng mà nhà sản xuất mong muốn. Sau khi kết thúc quá trình cán nóng, thành phẩm sẽ được làm nguội tự nhiên cho đến khi đạt tiêu chuẩn. 

Thép cuộn cán nóng sau khi xuất xưởng sẽ đi đến mọi “ngóc ngách” trong lĩnh vực xây dựng như chế tạo đường ray, đóng tàu, hơn thế chúng còn được sử dụng như một nguyên liệu không thể thiếu để sản xuất ra các loại thép hình (thép I, thép U, thép H...), thép ống và thép cuộn cán nguội. 

1.2. Thép cuộn cán nguội

Thép cuộn cán nguội với bề mặt bóng mịn

Thép cuộn cán nguội với bề mặt bóng mịn

Khác với thép cán nóng, các nhà sản xuất không sử dụng nhiệt để tạo hình thép cán nguội, thay vào đó họ sử dụng các công cụ hỗ trợ để ép, cán và biến đổi hình dáng tấm thép sao cho đạt được kích thước yêu cầu. Để tránh nhiệt độ tấm thép tăng cao do ma sát người ta sẽ sử dụng một số loại dung dịch làm mát trong suốt quá trình cán nguội. 

Hiện nay thép cán nguội được ứng dụng nhiều trong những lĩnh vực yêu cầu cao về tính thẩm mỹ và độ bền như chế tạo nội thất, khung nhà, thùng ô tô...

Xem thêm: TOP 5 loại thép được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng

Sự khác biệt trong công nghệ sản xuất đã tạo nên những tính chất và đặc điểm khác nhau giữa thép cuộn cán nóng và thép cuộn cán nguội. Cụ thể sự khác biệt đó là gì? và được thể hiện ở những khía cạnh nào sẽ được trình bày trong bảng dưới đây: 

Bảng so sánh thép cán nóng và thép cán nguội

Tiêu chí

Thép cán nóng

Thép cán nguội

Độ bền

Chịu được tải trọng lớn mà không bị móp méo, biến dạng trong quá trình sử dụng.

Tuy nhiên, thép cuộn cán nóng dễ bị han rỉ khi để ngoài trời vì vậy nên tuổi thọ của thép ngắn. 

Quá trình cán nguội không làm thay đổi cấu tạo vật chất của thép nên thép cán nguội cứng cáp, chịu lực tốt và dễ uốn cong hơn thép cán nóng.

Tuổi thọ dài hơn thép cán nóng. Tuy nhiên nếu không được bảo quản đúng cách vẫn có nguy cơ han rỉ cao. 

Bề mặt và màu sắc

Mang màu xanh xám của phôi thép, độ bóng thấp, đôi khi hơi xù xì, thô ráp. 

Khi để ngoài trời bề mặt thép rất nhanh rỉ và chuyển sang màu đỏ kém thẩm mỹ.

Mang màu kim loại sáng bóng, mịn màng, tính thẩm mỹ cao.

Dung sai (Độ chính xác về kích thước)

Thép sau khi nguội có thể sẽ có sự sai lệch kích thước nhất định so với khi cán nóng.

Hạn chế tối đa sự sai lệch về kích thước của tấm thép.

Mép biên

Mép diềm tấm tôn thường xù xì, dễ biến màu khi để lâu. 

Mép biên thảng, sắc mép, gọn gàng.

Giá thành

Giá thành rẻ do công nghệ sản xuất tương đối đơn giản, ít bước và không đòi hỏi nguyên liệu phụ.

Giá thành cao hơn do nhiều công đoạn phức tạp hơn.

Từ bảng so sánh trên chắc hẳn bạn cũng dễ dàng nhận thấy rằng thép cuộn cán nguội sở hữu độ bền và tính thẩm mỹ vượt trội hơn, tuy nhiên thép cuộn cán nóng lại có giá thành phải chăng hơn trong hai loại thép. Do đó tùy theo mục đích sử dụng và ngân sách của mình mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn loại thép cuộn phù hợp. Tuy nhiên, một điều chắc chắn rằng chọn mua loại thép cuộn cán nguội chất lượng cao không bao giờ là một khoản đầu tư tốn kém vì nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được đáng kể chi phí thay mới và sửa chữa công trình trong tương lai.

Thép cuộn Vitek với chất lượng đảm bảo và giá thành phải chăng

Thép cuộn Vitek với chất lượng đảm bảo và giá thành phải chăng

Bên cạnh thép cuộn cán nguội thông thường, người tiêu dùng còn rất ưa chuộng sử dụng loại thép cuộn cán nguội kết hợp với mạ kẽm vì khả năng hạn chế han rỉ, oxi hóa vượt trội của chúng. Một trong những thương hiệu cung cấp thép mạ kẽm chất lượng cao được nhắc đến rất nhiều hiện nay chính là thép Vitek. Thép mạ kẽm Vitek không chỉ được sản xuất theo quy trình khép kín đảm bảo tiêu chuẩn ASTM của Hoa Kỳ mà còn được ứng dụng công nghệ tiên tiến hàng đầu từ CHLB Đức, vì vậy khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm rằng Vitek là thương hiệu xứng đáng để “chọn mặt gửi vàng”.

Quý khách vui lòng gọi đến Tổng đài 0243 733 0886 (số máy lẻ 02) để đặt mua thép cuộn Vitek chính hãng hoặc gọi đến Hotline 1800 5777 86 (miễn cước gọi đến) để được giải đáp những thắc mắc một cách tận tình và chi tiết nhất nhé!

Đến đây đã là phần kết của bài viết, Mỹ Việt mong rằng những thông tin bổ ích kể trên sẽ giúp bạn phân biệt được thép cuộn cán nóng và thép cuộn cán nguội cũng như lựa chọn được loại thép phù hợp nhất với công trình của mình nhé!

Tags : bình nóng lạnh Olympic, thép cán nguội, tôn Olympic

Agent system