-
-
-
Total payment:
-
7 Bí quyết xây nhà tiết kiệm chi phí cực HỮU ÍCH cho gia chủ
Posted by NGUYỄN MINH TUẤN at 09/03/2022
Xây dựng một ngôi nhà mới thường tốn kém rất nhiều chi phí và điều đó khiến không ít gia chủ “mất ăn mất ngủ”. Với mong muốn giúp các gia chủ giải tỏa nỗi lo lắng này và cảm nhận niềm vui khi chuẩn bị cho mái ấm mới của mình, Mỹ Việt sẽ bật mí cách xây nhà tiết kiệm chi phí cho gia chủ chi tiết nhất trong bài viết dưới đây.
Danh mục nội dung |
1. Xác định ngân sách trước khi xây dựng 2. Lựa chọn thiết kế nhà tiết kiệm chi phí 4. Chọn mua vật liệu với giá thành hợp lý 5. Tránh vi phạm các thủ tục pháp lý |
1. Xác định ngân sách trước khi xây dựng
Ngân sách xây dựng là một yếu tố có ảnh hưởng quyết định tới quy mô, mức độ phức tạp và giá trị thẩm mỹ của một ngôi nhà. Nhờ vào việc xác định ngân sách trước khi bắt tay vào xây dựng các gia chủ có thể biết giới hạn chi tiêu của mình và tránh tình trạng “vung tay quá trán” vào những hạng mục không cần thiết, từ đó giúp tiết kiệm chi phí xây nhà.
Xác định ngân sách trước khi xây nhà giúp tiết kiệm chi phí cho gia chủ
Để lên kế hoạch ngân sách chính xác gia chủ cần xác định khả năng tài chính của mình bằng những câu hỏi như: Tôi có thể bỏ ra bao nhiêu tiền để xây dựng ngôi nhà này? Nếu có chi phí phát sinh thêm trong quá trình xây dựng thì tôi có thể xoay sở được không?
Nếu khả năng tài chính ở thời điểm hiện tại không thể đáp ứng được chi phí xây dựng cần thiết thì gia chủ có thể cân nhắc vay nợ từ người quen (gia đình, bạn bè, đồng nghiệp...) hoặc từ những tổ chức tài chính. Gia chủ cần chú ý rằng khi vay nợ cần lựa chọn những đối tượng/ tổ chức đáng tin cậy, tốt nhất là nên có giấy chứng nhận rõ ràng về khoản tiền vay, lãi suất, thời gian trả nợ và các ràng buộc khác.
2. Lựa chọn thiết kế nhà tiết kiệm chi phí
Thiết kế nhà được đánh giá là tiết kiệm chi phí cho gia chủ là một thiết kế đáp ứng được 2 yếu tố:
Tối ưu được diện tích đất xây dựng:
Gia chủ nên lựa chọn thiết kế ngôi nhà sao cho phù hợp với hình dáng khu vực đất xây dựng, tránh để tình trạng tồn tại những diện tích đất dư thừa không phục vụ bất kỳ mục đích nào.
Thiết kế nhà chữ L tiết kiệm diện tích xây dựng
Ví dụ như với những khu đất không có hình dáng cụ thể thì nên chọn nhà chữ L, với những khu đất hẹp ngang thì nên lựa chọn nhà ống,...
>>Xem thêm: 9 mẫu nhà cấp 4 kinh phí dưới 300 triệu ai cũng muốn xây
Đáp ứng đúng mục đích và nhu cầu sử dụng:
Công trình được xây dựng để trở thành nhà ở cho gia đình sẽ được thiết kế khác với một công trình phục vụ mục đích cho thuê trọ. Tương tự như vậy, một ngôi nhà cho 3 thế hệ cùng sinh sống sẽ được thiết kế khác với một ngôi nhà cho một cặp vợ chồng mới cưới.
Xét tới số lượng thành viên trong gia đình khi xác định quy mô ngôi nhà
Chính vì vậy, gia chủ cần xác định quy mô của công trình sao cho phù hợp và đáp ứng tốt nhất mục đích và nhu cầu sử dụng để tránh tình trạng phải sửa đổi, cơi nới gây tốn kém chi phí trong tương lai.
Bên cạnh đó cũng đừng quên xét tới những yếu tố biến động trong tương lai như: có thêm con cái, con cái kết hôn,... khi lựa chọn thiết kế nhà.
3. Lựa chọn nhà thầu uy tín
Thuê nhà thầu có uy tín thường thường có giá cả khá cao, vậy tại sao đây lại là một cách để tiết kiệm chi phí xây nhà cho gia chủ?
Nguyên nhân xuất phát từ thực tế rằng các thầu uy tín sẽ có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, có đội ngũ chuyên môn cao và chính sách bảo hành tốt. Tất cả những điều này sẽ giúp tạo nên một công trình chất lượng, an toàn, có tuổi thọ cao và hạn chế tối đa việc sửa chữa gây tốn kém thêm chi phí xây nhà trong tương lai.
Nhà thầu uy tín có nhiều kinh nghiệm giúp gia chủ tiết kiệm chi phí xây nhà
Để xác định một nhà thầu uy tín thì gia chủ có thể đánh giá dựa trên những tiêu chí như sau:
- Thương hiệu và hình ảnh của nhà thầu: Đánh giá bằng nhận xét của khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ với nhà thầu đó.
- Năng lực thi công của nhà thầu: Được đánh giá bằng chất lượng của những công trình mà nhà thầu đã thực hiện cũng như những chứng nhận và giải thưởng mà đơn vị thầu đó đã nhận được.
- Chính sách giá rõ ràng: Giá cả các dịch vụ được niêm yết rõ ràng, chi tiết, thường xuyên cập nhật.
- Đội ngũ thợ, kiến trúc sư tay nghề cao: Thể hiện thông qua chứng chỉ chuyên môn và số kinh nghiệm làm việc của đội ngũ này.
- Quy trình làm việc chuyên nghiệp: Cung cấp cho khách hàng một kế hoạch làm việc rõ ràng, đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch đó và đảm bảo mang lại đúng kết quả như cam kết với khách.
4. Chọn mua vật liệu với giá thành hợp lý
Để tiết kiệm chi phí xây nhà, ở bước mua vật liệu gia chủ nên lựa chọn những sản phẩm có giá thành hợp lý thay vì giá thành rẻ. Nguyên nhân là bởi vật liệu giá rẻ được tạo ra bằng những nguyên liệu rẻ tiền và công nghệ kém chất lượng, điều đó sẽ dẫn đến tình trạng công trình sau khi hoàn thành nhanh chóng bị xuống cấp và phải được sửa chữa để duy trì hoạt động.
Lựa chọn thép Vitek để tiết kiệm chi phí xây nhà trong dài hạn
Vậy làm sao để biết giá thành thế nào là hợp lý? Cách tốt nhất chính là tham khảo giá của những nhà cung cấp nguyên vật liệu uy tín. Các đơn vị này thường niêm yết giá thành sản phẩm rõ ràng trên website hoặc sẵn sàng cung cấp cho khách hàng khi họ cần tư vấn. Ví dụ, để tìm hiểu về mức giá cho sản phẩm thép mạ kẽm gia chủ có thể tham khảo từ thương hiệu thép Vitek bằng cách gọi tới Tổng đài 0243 733 0886 (số máy lẻ 02) hoặc đến trực tiếp các đại lý phân phối thép ống mạ kẽm chính hãng.
5. Tránh vi phạm các thủ tục pháp lý
Để có thể khởi công xây dựng một ngôi nhà, gia chủ cần thực hiện nhiều thủ tục pháp lý phức tạp, điều này khiến nhiều người e ngại và tìm cách trốn tránh hoặc “đi cửa sau” để hoàn thành các thủ tục.
Thực hiện đầy đủ thủ tục pháp lý khi xây nhà tránh bị phạt
Tuy nhiên, mặt trái của cách làm này chính là nguy cơ bị các cơ quan nhà nước kiểm tra và yêu cầu dừng/ dỡ bỏ hoàn toàn công trình xây dựng khiến gia chủ không những không tiết kiệm được chi phí xây nhà mà còn bị tổn thất lớn về mặt tài chính.
Cách tốt nhất để tránh tình trạng này chính là thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý để xin cấp phép xây dựng theo đúng yêu cầu của Nhà nước trước khi bắt đầu bắt tay vào thi công.
6. Tính toán thời điểm khởi công thuận lợi
Tùy vào từng thời điểm trong năm mà chi phí nhân công và vật liệu xây dựng có thể biến động nhất định. Chính vì vậy, để tiết kiệm chi phí xây nhà gia chủ nên lựa chọn khởi công vào những khoảng thời gian mà giá thành vật liệu rẻ và chi phí nhân công thấp.
Tùy vào từng thời điểm trong năm mà chi phí xây nhà có thể tăng/ giảm
Theo kinh nghiệm xây nhà của nhiều gia chủ thì thời gian nên/ không nên xây nhà cụ thể như sau:
- Đầu năm (tháng 1, 2 dương lịch) là thời điểm nên tránh vì nhiều người có nhu cầu xây nhà đón năm mới nên chi phí nhân công và vật liệu thường tăng cao.
- Giữa năm (từ tháng 3 đến tháng 7) là thời điểm ít mưa, khô ráo, thuận tiện cho việc thi công; đồng thời nhu cầu xây dựng không quá cao nên chi phí nhân công và vật liệu thấp hơn nên xây nhà vào thời gian này sẽ tiết kiệm chi phí hơn.
- Từ tháng 8 đến tháng 10 là mùa bão, mưa nhiều, nên tránh khởi công.
- Cuối năm (tháng 11, 12) thời tiết lạnh giá, khó thi công, đồng thời các đơn vị cung cấp vật liệu và thi công đều tăng giá để chuẩn bị cho mùa xây dựng.
7. Tham gia trực tiếp vào quá trình thi công
Có rất nhiều công đoạn trong quá trình xây dựng nhà mà gia chủ có thể trực tiếp tham gia để tiết kiệm chi phí như dọn dẹp sau khi thi công, lát sàn, sơn tường, nấu ăn cho thợ,... Tuy nhiên, gia chủ cần lượng sức mình khi đảm nhận những công việc này, vì không phải khi nào chúng ta cũng có đủ sức khỏe và kỹ thuật để thực hiện.
Tự mình sơn tường, lát sàn, dọn dẹp,... là cách để tiết kiệm chi phí xây nhà
Bên cạnh đó, trực tiếp tham gia vào quá trình thi công cũng có nghĩa là gia chủ cần sát sao trong việc kiểm tra tiến độ thi công. Điều này sẽ giúp đảm bảo quá trình thi công diễn ra đúng tiến độ, không xảy sai lệch so với ý định của gia chủ và tránh được tình trạng nhà thầu rút ngắn giai đoạn hoặc “ăn bớt” nguyên vật liệu gây tốn kém chi phí xây dựng.
>>Xem thêm: Những lưu ý VÀNG khi xây nhà gia chủ cần biết
Trên đây là 7 bí quyết giúp tiết kiệm chi phí xây nhà cho gia chủ được chắt lọc từ kinh nghiệm của các chuyên gia Mỹ Việt. Đừng quên đón đọc thêm những bài viết khác của Mỹ Việt để bổ sung thêm nhiều kiến thức hữu ích khi xây dựng nhà ở nhé.